LỢI ÍCH CỦA TÁO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Táo được cho là rất giàu dinh dưỡng. 100g táo cung cấp 48 kcal, 0,6g chất xơ, 2,5mg sắt, 19mg Canxi, 7mg vitamin C, 27µg betacaroten... Táo chứa nhiều các chất chống oxi hóa, đặc biệt là trong vỏ táo. Lượng chất chống oxy hóa trong 100g táo có hoạt tính tương đương 1500mg vitamin C. Các hợp chất polyphenolic trong quả táo giúp tạo mùi vị, hương vị và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.
Có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tác dụng của việc ăn táo, các chế phẩm từ táo (nước ép, giấm táo…) và nguy cơ ung thư. Nghiên cứu trên bệnh nhân cho thấy tiêu thụ táo (≥166g) sẽ giảm nguy cơ ung thư như ung thư thanh quản, đại trực tràng, vú, buồng trứng, thực quản, miệng hầu, tiền liệt tuyến. Ăn nhiều quả cứng như táo và lê cũng giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Cơ chế là do chúng làm ức chế tăng sinh tế bào và có thể do hoạt tính chống oxy hóa.
Táo tốt cho người có bệnh mạch vành do làm giảm tỉ lệ tử vong dù ăn với lượng nhỏ (50-70g/ngày). Cơ chế có thể là do tác dụng chống oxy hóa và điều chỉnh chuyển hóa lipid. Nghiên cứu trên người cho thấy dùng táo giúp tăng các enzym chống oxy hóa. Nghiên cứu trên động vật chỉ ra nhóm sử dụng táo có nồng độ cholesterol, diện tích vùng xơ vữa động mạch giảm, từ đó giảm nguy cơ bệnh mạch vành hơn.
Táo cũng có tác dụng tốt đối với bệnh lý hen suyễn do giảm nguy cơ mắc hen suyễn ở phụ nữ. Nước ép táo cũng giúp trẻ em giảm các triệu chứng hen suyễn. Phụ nữ có thai ăn táo càng nhiều càng giúp bảo vệ bé giảm tỉ lệ mắc khò khè hoặc hen suyễn.
Rất nhiều chế độ ăn giảm cân đưa táo vào trong thực đơn. Cơ chế có thể là do các chất chống oxy hóa, chống tăng sinh, và thông qua con đường tín hiệu tế bào. Ăn táo cũng giúp giảm năng lượng ăn vào do cảm giác chóng no. Các nghiên cứu trên người chỉ ra nhóm tiêu thụ táo hoặc nước ép táo (300-340g/ngày) có hiệu quả giảm cân rõ rệt hơn so với nhóm không sử dụng.
Ngoài những tác dụng nêu trên, táo cũng giúp cải thiện quá trình lão hóa thần kinh, có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường, sức khỏe xương và giảm viêm niêm mạc dạ dày do thuốc. Táo có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Tiêu thụ từ 2-7 quả táo/tuần cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2. Rau quả, trái cây giúp cải thiện mật độ khoáng của xương nhờ tạo các chất chuyển hóa kiềm và giảm bài tiết canxi. Tuy nhiên các bằng chứng đưa ra chưa đủ để đưa khuyến cáo sử dụng cụ thể về lượng và tần suất.
Tóm lại, táo là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, nên đưa vào thực đơn cùng với các loại hoa quả khác. Một điều cần lưu ý là táo khi bị nấm mốc gây hỏng sẽ sinh ra độc tố patulin. Loại độc tố này có thể gây độc tế bào, gây ung thư cho động vật, viêm xung huyết niêm mạc ruột… Bởi vậy cần lưu ý bảo quản táo và không sử dụng táo đã bị thối/hỏng.
Táo (apple) là loại quả rất quen thuộc với người Việt Nam, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Táo có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến nhiều món ăn như salat, bánh, nước ép, …
Táo được cho là rất giàu dinh dưỡng. 100g táo cung cấp 48 kcal, 0,6g chất xơ, 2,5mg sắt, 19mg Canxi, 7mg vitamin C, 27µg betacaroten... Táo chứa nhiều các chất chống oxi hóa, đặc biệt là trong vỏ táo. Lượng chất chống oxy hóa trong 100g táo có hoạt tính tương đương 1500mg vitamin C. Các hợp chất polyphenolic trong quả táo giúp tạo mùi vị, hương vị và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.
Có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tác dụng của việc ăn táo, các chế phẩm từ táo (nước ép, giấm táo…) và nguy cơ ung thư. Nghiên cứu trên bệnh nhân cho thấy tiêu thụ táo (≥166g) sẽ giảm nguy cơ ung thư như ung thư thanh quản, đại trực tràng, vú, buồng trứng, thực quản, miệng hầu, tiền liệt tuyến. Ăn nhiều quả cứng như táo và lê cũng giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. Cơ chế là do chúng làm ức chế tăng sinh tế bào và có thể do hoạt tính chống oxy hóa.
Táo tốt cho người có bệnh mạch vành do làm giảm tỉ lệ tử vong dù ăn với lượng nhỏ (50-70g/ngày). Cơ chế có thể là do tác dụng chống oxy hóa và điều chỉnh chuyển hóa lipid. Nghiên cứu trên người cho thấy dùng táo giúp tăng các enzym chống oxy hóa. Nghiên cứu trên động vật chỉ ra nhóm sử dụng táo có nồng độ cholesterol, diện tích vùng xơ vữa động mạch giảm, từ đó giảm nguy cơ bệnh mạch vành hơn.
Táo cũng có tác dụng tốt đối với bệnh lý hen suyễn do giảm nguy cơ mắc hen suyễn ở phụ nữ. Nước ép táo cũng giúp trẻ em giảm các triệu chứng hen suyễn. Phụ nữ có thai ăn táo càng nhiều càng giúp bảo vệ bé giảm tỉ lệ mắc khò khè hoặc hen suyễn.
Rất nhiều chế độ ăn giảm cân đưa táo vào trong thực đơn. Cơ chế có thể là do các chất chống oxy hóa, chống tăng sinh, và thông qua con đường tín hiệu tế bào. Ăn táo cũng giúp giảm năng lượng ăn vào do cảm giác chóng no. Các nghiên cứu trên người chỉ ra nhóm tiêu thụ táo hoặc nước ép táo (300-340g/ngày) có hiệu quả giảm cân rõ rệt hơn so với nhóm không sử dụng.
Ngoài những tác dụng nêu trên, táo cũng giúp cải thiện quá trình lão hóa thần kinh, có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường, sức khỏe xương và giảm viêm niêm mạc dạ dày do thuốc. Táo có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Tiêu thụ từ 2-7 quả táo/tuần cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 2. Rau quả, trái cây giúp cải thiện mật độ khoáng của xương nhờ tạo các chất chuyển hóa kiềm và giảm bài tiết canxi. Tuy nhiên các bằng chứng đưa ra chưa đủ để đưa khuyến cáo sử dụng cụ thể về lượng và tần suất
Tóm lại, táo là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, nên đưa vào thực đơn cùng với các loại hoa quả khác. Một điều cần lưu ý là táo khi bị nấm mốc gây hỏng sẽ sinh ra độc tố patulin. Loại độc tố này có thể gây độc tế bào, gây ung thư cho động vật, viêm xung huyết niêm mạc ruột… Bởi vậy cần lưu ý bảo quản táo và không sử dụng táo đã bị thối/hỏng.
ALKALIFE.VN
- Địa chỉ: 99 Nguyễn Bá Khoản - Trung Hòa Cầu Giấy - Hà Nội
- Hotline:0943687381
- Website: alkalife.vn
Xem thêm