Nước máy có sạch không? Nước máy đun sôi uống có được không?
Nước máy có sạch không, nước máy đun sôi uống có an toàn không luôn là những câu hỏi trăn trở của nhiều người dùng trước thực trạng nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm
Nước máy là gì?
Trước khi hiểu rõ bản chất nước máy có sạch không, uống nước máy có sao không, chúng ta cần tìm hiểu nước máy là gì bằng cách quay ngược lại tìm hiểu nguồn gốc của nước máy.
Nước máy thực chất là nước tự nhiên từ sông suối, ao hồ, nước ngầm... đã được xử lý bởi hệ thống lắng và lọc nước công nghiệp của nhà máy nước tại địa phương. Các hệ thống này sẽ ngăn chặn bớt các tạp chất thô như bùn đất, cặn bã, rong rêu,... có tồn tại trong nước, và loại bỏ một số vi khuẩn, kim loại nặng.
Sau quá trình xử lý này, nước tự nhiên sẽ trở thành nước máy và được vận chuyển qua các hệ thống ống dẫn để đi đến nhiều nơi tiêu thụ cho người dân sử dụng trong sinh hoạt hoặc sản xuất.
Nước máy thực chất là nước tự nhiên từ sông suối, ao hồ, nước ngầm... đã được xử lý bởi hệ thống lắng và lọc nước công nghiệp của nhà máy nước tại địa phương.
Từ cuối thế kỷ 19, nhà máy xử lý nước ra đời và tạo ra một bước phát triển mới trong ngành xử lý nước, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người dân. Nước máy hiện đang được sử dụng khá phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, khi nguồn nước tự nhiên đang ngày càng ô nhiễm bởi tác động của công nghiệp hóa, liệu nước máy có còn sạch không và có thể dùng để ăn uống trực tiếp luôn là thắc mắc của nhiều người và sẽ được giải đáp dưới đây.
Nước máy có sạch không?
Câu trả lời là tương đối sạch, tuy nhiên mức độ sạch ít hay nhiều còn tùy thuộc vào chất lượng nhà máy xử lý nước và đường ống dẫn nước tại từng quốc gia khác nhau.
Quốc gia càng phát triển thì càng có công nghệ xử lý nước tiên tiến và đường ống dẫn nước bền bỉ, cho ra nước máy càng sạch để dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí tại những nước có công nghệ đứng đầu thế giới như: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc,... người dân có thể uống nước máy trực tiếp tại vòi mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vì thế tại các quốc gia này, câu hỏi uống nước máy có sao không là câu hỏi thừa vì uống nước máy đã trở thành thói quen của họ mà không ảnh hưởng sức khỏe.
Tuy nhiên tại Việt Nam nền công nghệ tụt hậu hàng chục năm so với các quốc gia tiên tiến do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài thì tất niên hệ thống xử lý nước sẽ không tốt bằng.
Nước máy tại một số quốc gia tiên tiến sạch đến mức có thể uống trực tiếp.
Ngoài ra, chất lượng nước máy còn tùy thuộc không nhỏ vào hệ thống đường ống dẫn nước. Tùy thuộc từng địa phương, quốc gia khác nhau mà có chất liệu đường ống khác nhau. Tại Việt Nam, hệ thống đường ống dẫn nước đã qua hàng chục năm không tránh khỏi nguy cơ bị rò rỉ hoặc gỉ sét, khiến nước máy bị phơi nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, cặn thô và kim loại nặng từ lòng đất xâm nhập vào... Các chất độc này nếu không được lọc sạch kỹ càng trước khi uống thì sẽ âm thầm tích tụ gây bệnh cho cơ thể về lâu dài.
Vì thế, câu trả lời cho nước máy có sạch không tại Việt Nam là nước máy tương đối sạch, có thể dùng trong sinh hoạt hằng ngày như: Giặt giũ, tắm rửa, rửa chén,... tuy nhiên để dùng trong ăn uống hằng ngày thì vẫn chưa thực sự an toàn.
Công nhân đang khắc phục sự cố đường ống rò rỉ nước tại sông Đà, dấy lên nhiều lo ngại về chất lượng nước máy hiện nay.
Nước máy có uống được không?
Như đã giải thích ở trên, câu trả lời cho nước máy có uống được không là nước máy tại Việt Nam không đủ sạch để uống trực tiếp vì còn tồn tại vi khuẩn, kim loại nặng, clo dư,...
Dùng nước máy để nấu ăn có được không?
Vậy còn dùng nước máy để nấu ăn có được không? Như đã nói ở trên, nước máy có thể còn chứa vi khuẩn, kim loại nặng, clo dư hoặc phèn do nhà máy xử lý không kỹ hoặc rò rỉ ống dẫn. Vì thế không nên dùng nước máy để nấu ăn nếu như nước chưa được lọc để loại bỏ những cặn bẩn này.
Nước máy đun sôi uống có được không?
Sau khi câu hỏi nước máy có sạch không được giải đáp như trên, người dùng thường tìm đến các phương pháp truyền thống như đun sôi để làm sạch nước. Tuy nhiên, nước máy đun sôi uống có được không?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống đóng chai (uống trực tiếp) do Bộ Y tế ban hành QCVN 6-1:2010/BYT, nước sạch phù hợp cho ăn uống trực tiếp phải đạt 28 chỉ tiêu nghiêm ngặt về chất lượng, bao gồm những yêu cầu vệ sinh an toàn như không mùi, không màu, không vị lạ, không chứa tạp chất (kim loại nặng, cặn thô,..) và không tồn tại bất kỳ vi khuẩn nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Câu trả lời trên cũng đã giải thích một cách khoa học câu hỏi nước máy có uống được không, dùng nước máy để nấu ăn có được không, vì nước máy tại Việt Nam còn tồn tại vi khuẩn, clo dư, asen, kim loại nặng,... nên sẽ không thể đạt tiêu chuẩn nước sạch ăn uống theo quy định của Bộ Y tế như định nghĩa ở trên.
Vậy nếu đem đi đun sôi, nước máy đun sôi uống có được không? Theo các chuyên gia bác sĩ, việc đun sôi chỉ diệt bỏ được một số vi khuẩn chứ không có loại bỏ được kim loại nặng và cặn thô có hại. Bằng chứng là sau khi đun sôi nước, chúng ta thường thấy đóng cặn trắng ở đáy bình đun. Đó là hiện tượng một số kim loại nặng của nước máy bị kết tủa do nhiệt độ cao, và vẫn còn tồn tại trong nước đun sôi chứ chưa được loại bỏ.
Nước máy đun sôi hay có hiện tượng đóng cặn chứng tỏ còn dư thừa nhiều kim loại nặng, cặn thô, chưa an toàn để uống trực tiếp.
Ngoài ra, có những vi khuẩn có thể sống sót với nhiệt độ trên 100 độ C. Nguy hiểm hơn là nước đun sôi để nguội sau 24 tiếng ngoài môi trường có nguy cơ tái nhiễm khuẩn khá cao, uống vào sẽ có hại cho cơ thể. Còn nếu đun đi đun lại nhiều lần bằng bếp gas hoặc bình siêu tốc thì sẽ rất hao tốn gas hoặc điện năng cho người dùng.
Vì thế, đun sôi nước máy chưa phải là giải pháp an toàn nhất để uống trực tiếp nếu đối chứng theo tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế về nước sạch. Lúc này, người dân cần có một giải pháp lọc sạch mang lại nguồn nước tinh khiết, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà vẫn tiết kiệm chi phí hằng ngày.
ALKALIFE.VN
- Địa chỉ: 99 Nguyễn Bá Khoản - Trung Hòa Cầu Giấy - Hà Nội
- Hotline:0943687381
- Website: alkalife.vn
Xem thêm