Quả vải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn khỏi 'rước họa vào thân'

 Quả vải giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magiê. Vải có tác dụng an thần, tốt cho tim, cải thiện lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất, kiểm soát huyết áp, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên có những 'đại kỵ' khi ăn vải cần nhớ để khỏi gây độc cho cơ thể.

Lợi ích sức khỏe của quả vảiCải thiện làn da: Đừng bao giờ nói vải nóng. Vải có hàm lượng đường cao cho nên khi bạn ăn quá nhiều sẽ sinh ra mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn một lượng vải vừa phải, vải giúp chúng ta giảm sự phát triển của mụn trứng cá trên diện rộng. Một số chất có trong vải giúp đem lại cho bạn một làn da sáng và khoẻ mạnh. Phòng bệnh tim mạch: Vải được các nhà khoa học xếp thứ hai trong danh mục những loại trái cây chứa nhiều polyphenol nhất. Đây là một hoạt chất giúp tăng sức đề kháng cho hệ tim mạch. Mặt khác, chất ôxy hoá trong loại quả này còn tăng cường hệ miễn dịch cho con người, làm chậm lại quá trình lão hoá các tế bào mắt. Một ly nước ép vải mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh, đặc biệt là liên quan đến hệ tim mạch. Cung cấp vitamin B: Các vitamin nhóm B thường có nhiệm vụ chuyển hoá carbonhydrate, protein, và các chất béo. Trong vải, đặc biệt là vải thiều chứa nhiều các vitamin nhóm B như thiamin, niacin, folate và riboflavin. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều beta-carotene, rất tốt cho đôi mắt. Cung cấp vitamin C: Vải chứa nhiều vitamin C nhưng đặc biệt, vải sấy khô chứa hàm lượng vitamin C í tai ngờ tới. Để tận dụng nguồn vitamin C, hãy sấy khô những trái vải. Đây là dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh như cảm, sốt, viêm họng. Ngoài ra, vitamin cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của da, xương và các mô. Chống ung thư: Vải có đặc tính chống ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Quả vải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn khỏi 'rước họa vào thân' ảnh 1Vảicóđặctính chống ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Ảnh minh họa: Internet

Giúp xương chắc khoẻ: Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương. 
Hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả: Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột. 
Giảm nếp nhăn và tàn nhang: Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất chống ôxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp nhăn, tàn nhang. 

Giúp giảm cân: Vải chứa ít calo, không có chất béo bão hòa hay cholesterol mà lại rất giàu chất xơ nên thích hợp với những người muốn giảm cân. 

Giúp cho mái tóc khoẻ mạnh: Vitamin C, niacin và thiamin là những dưỡng chất thiết yếu trong việc nuôi dưỡng tóc. Vitamin C đóng vai trò tích cực, bảo đảm cung cấp đủ máu đến nang tóc của bạn.
 Giúp chống lão hoá: Vải có hàm lượng cao vitamin C chống ôxy hóa và các vitamin nhóm B. Những chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị lão hóa từ ô nhiễm môi trường và tia cực tím, bảo vệ da khỏi bị hư hại. Do đó, ăn một lượng vải vừa đủ có thể giúp chống lại ung thư da hay viêm da. 
Những 'đại kỵ' cần biết khi ăn vảiKhông ăn khi đói Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

Quả vải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn khỏi 'rước họa vào thân' ảnh 2Theo kinh nghiệm thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, "vô tội vạ" bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. 

Không ăn khi muốn giảm cân Theo kinh nghiệm thì vải là loại quả ngọt, ăn vào giúp cho dung nhan đẹp hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà chị em ăn vải một cách thoải mái, "vô tội vạ" bởi quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân.

 Người bị tiểu đường Người mắc bệnh đái tháo đường: Vải tươi chứa hàm lượng đường cao, vì vậy khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột, gây hạ đường huyết. Khi đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường. Không ăn khi cơ thể nhiệt, người máu nóng Vải nổi tiếng là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, lượng đường cao trong quả vải khi đi vào cơ thể có thể khiến bạn bị rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí có trường hợp dẫn tới những phản ứng tiêu cực như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn… Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, chắp lẹo ở mắt… cũng nên hạn chế tối đa ăn vải. Những người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc.

 Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai thường rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường hoặc thừa cân. Lượng đường trong vải rất cao vì vậy thai phụ nên ăn với số lượng ít. Ngoài ra, quả vải còn có tính nóng nên dễ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn, nôn… Ngoài ra phụ nữ mới sinh đang cho con bú ăn vải có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu muốn ăn chỉ nên ăn 100-200 gram. 
Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”
Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng tinh thần do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải.

Quả vải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn khỏi 'rước họa vào thân' ảnh 3Người mắc bệnh đái tháo đường: Vải tươi chứa hàm lượng đường cao, vì vậy khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột, gây hạ đường huyết. Khi đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường. t

Không ăn quá 10 quả/lần
Chú ý khi ăn vải quá nhiều một lúc, nhất là đối với phụ nữ mang thai, không nên ăn quá 10 quả/lần. Ăn nhiều sẽ khiến gan sinh hỏa, đau rát lưỡi họng, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời… Đối với trẻ em, chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần. Nếu ăn cần có sự theo dõi chặt chẽ của người lớn vì đã có nhiều trường hợp hóc vải, thậm chí mất mạng vì vải. 
Cách ăn vải để tránh ngộ độcUống nước muối trước khi ăn Người dùng có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh hay ăn 20-30 g thịt nạc hoặc uống nước canh xương trước khi ăn vải. Việc làm như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Ngoài ra ăn vải sau khi ăn cơm cũng giúp tránh bị nóng vì lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn. 
Ăn cả lớp màng trắng Chúng ta có thể ăn cả lớp màng trắng của vải (là lớp màng bọc quanh phần thịt quả vải) sẽ không bị sinh hỏa. Mặc dù lớp màng trắng này có hơi chát nhưng khi ăn đến thịt của quả vải sẽ cảm thấy càng ngọt hơn. Cũng có thể ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

ALKALIFE.VN

  • Địa chỉ: 99 Nguyễn Bá Khoản - Trung Hòa Cầu Giấy - Hà Nội 
  • Hotline:0943687381
  • Website: alkalife.vn

(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng