Top 10 thực phẩm có tính kiềm được các chuyên gia khuyên dùng
Trong các bữa ăn hằng ngày, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những thực phẩm có tính kiềm cao không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn góp phần trung hòa axit dư thừa. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về tác dụng của các nhóm thực phẩm có tính kiềm và danh sách 10 thực phẩm nên dùng trong các bữa ăn.
Trong các bữa ăn hằng ngày, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những thực phẩm có tính kiềm cao không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn góp phần trung hòa axit dư thừa. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về tác dụng của các nhóm thực phẩm có tính kiềm và danh sách 10 thực phẩm nên dùng trong các bữa ăn.
Thế nào là axit / kiềm?
Để giải thích axit và kiềm có nghĩa là gì trước hết chúng ta cần biết được thang đo pH. Theo đó những thực phẩm và dung dịch có độ pH dưới 7.0 sẽ gọi là dung dịch mang tính axit. Ngược lại, độ pH >7.0 sẽ có tính kiềm. Độ kiềm hay axit có thể thay đổi tùy theo từng loại thực phẩm và dung dịch khác nhau.
Axit thường có tính chua, chúng có tác dụng ăn mòn trong tự nhiên. Kiềm có hiệu quả trong việc trung hòa axit, cân bằng nồng độ pH.
Đối với cơ thể con người khi thực hiện chức năng tiêu hóa, dạ dày sẽ tiết ra axit để làm mềm. Dạ dày cũng thực hiện chức năng cân bằng độ pH để khi axit ở mức cực mạnh cũng không gây hại cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, điều đó xảy ra với cơ thể người khỏe mạnh. Đối với những người đang có bệnh tật, ăn uống hoặc sinh hoạt thiếu khoa học sẽ khiến lượng axit tiết ra trong dạ dày bị trào lên và gây ra nhiều bệnh.
Vì vậy để có thể bảo vệ bản thân tránh được sự tác động của việc dư thừa axit thì trước hết người dùng cần biết đâu là thực phẩm tốt cho cơ thể. Mỗi người nên tự lập cho mình danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm để hạn chế và sử dụng trong thực đơn hàng ngày.
Thực tế hiện nay, có rất nhiều thực phẩm có tính axit cao có nguy cơ gây hại cho đường tiêu hóa mà nhiều người vẫn hay sử dụng. Một số thực phẩm như: đồ ăn nhanh, pizza, hamburger, xúc xích, thịt nguội, bánh mì, phomai, bánh ngọt… Đặc biệt, đây lại là những đồ ăn mà các bạn nhỏ cực kỳ thích thú. Đó cũng là lý do vì sao tình trạng ợ hơi, trào ngược, dư thừa axit xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ.
Rất nhiều thực phẩm có tính axit nhưng khi được đưa vào cơ thể chúng được chuyển hóa tạo ra tính kiềm vô cùng tốt cho sức khỏe. Do vậy, không phải bất kỳ thực phẩm nào chua đều gây hại và làm dư thừa axit trong cơ thể. Việc sử dụng đúng cách cũng góp phầm giảm tiết axit trong dạ dày và cân bằng độ pH trong cơ thể.
Tác dụng của chế độ ăn thực phẩm giàu tính kiềm
Hiện nay, rất nhiều nước có thực đơn ăn uống hằng ngày với nhiều nhóm thực phẩm có tính kiềm như Hàn Quốc, Nhật Bản… Việc bổ sung thức ăn có tính kiềm mỗi ngày sẽ mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.
- Trung hòa axit trong cơ thể, cân bằng độ pH và tránh nguy cơ dư thừa axit gây nên một số bệnh như loãng xương, dạ dày, gout, trào ngược, ung thư…
- Bổ sung nhiều thực phẩm có tính kiềm giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Thực phẩm tính kiềm có tác dụng giúp các cơ quan tự sửa chữa, tăng cường hoạt động của các enzyme nhằm phòng ngừa bệnh tật.
- Một chế độ ăn giàu kiềm sẽ giúp các tế bào trong cơ thể được tái tạo và chống lại nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh.
- Sử dụng thực phẩm giàu kiềm còn giúp tăng lưu lượng của oxy trong máu.
- Ngăn ngừa sự hình thành axit lactic gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
- Hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng dễ dàng, tăng cường khả năng hấp thụ Vitamin và khoáng chất.
Top 10 thực phẩm có tính kiềm cho chế độ ăn uống hàng ngày của bạn
Việc bổ sung những thực phẩm có tính kiềm cao mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là danh sách những thức ăn có tính kiềm nhiều nhất chúng ta có thể tăng cường vào các bữa ăn hằng ngày.
1. Rau xanh lá là thức ăn tính kiềm không thể thiếu trong bữa ăn
Một trong những thực phẩm có tính kiềm nhiều nhất phải kể đến rau xanh. Đây cũng là loại thực phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng mỗi ngày.
Trong rau xanh chứa nhiều Vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và tăng cường đề kháng của cơ thể. Một số loại rau xanh nên được đưa vào trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày như: Rau cải bina, cải kale, cần tây, rau mùi, rau diếp…
2. Các loại quả có múi nhỏ bổ sung tính kiềm cao
Rất nhiều người đã lầm tưởng rằng các loại quả họ cam, quýt thường chứa tính axit cao. Tuy nhiên, thực tế là các loại trái cây này lại là những thực phẩm có tính kiềm cực kỳ tốt và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bưởi, chanh, quất… còn là thực phẩm bổ sung Vitamin C giúp chống lão hóa, thanh nhiệt, giải độc và phòng ngừa một số bệnh lý tim mạch…
3. Súp lơ xanh là thực phẩm mang tính kiềm nên ăn
Khi bổ sung thực phẩm có tính kiềm mạnh không thể bỏ qua súp lơ xanh. Trong loại thực phẩm này có chứa chất phytochemical giúp kiềm hóa cao, thúc đẩy sự trao đổi estrogen. Bên cạnh tính kiềm hóa mạnh, loại rau họ cải này cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất béo diễn ra nhanh hơn.
Súp lơ xanh là thực phẩm dễ mua và được chế biến đa dạng thành nhiều món như nấu, xào, luộc. Để tăng tính kiềm trong cơ thể, mỗi người nên ăn thực phẩm này từ 2 – 3 lần/tuần.
4. Rong biển bổ sung tính kiềm hóa cho cơ thể
Từ lâu, rong biển đã trở thành thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì chứa khoáng chất và dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đây cũng là món ăn giàu tính kiềm giúp cân bằng độ pH, trung hòa axit phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Bạn có thể mua rong biển ở nhiều nơi với các chế phẩm khác nhau như rong biển khô, rong tươi… và được chế biến thành nhiều món ăn có lợi cho sức khỏe.
5. Các loại quả theo mùa cho tính kiềm cao
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì bạn nên sử dụng các loại quả theo mùa để giúp bổ sung Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong các loại trái cây rất giàu Vitamin, chất chống oxy hóa hiệu quả.
Cụ thể các loại quả như dứa, chanh leo, chuối, kiwi, dưa hấu, bưởi… đều chứa tính kiềm cao giúp trung hòa axit cực kỳ tốt. Hỗ trợ tối đa trong việc chuyển hóa dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật.
6. Các loại củ là thực phẩm có tính kiềm cao
Các loại củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ sen, củ khoai môn, củ cải… là những món ăn giàu dưỡng chất và cực kỳ ngon miệng khi chế biến thành món ăn. Các chuyên gia khuyên dùng nhóm thực phẩm này vì đây là thực phẩm giàu tính kiềm, giúp nâng cao sức khỏe, trung hòa axit, phòng bệnh dạ dày rất tốt.
Mặc dù có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng để thực phẩm không mất đi giá trị dinh dưỡng bạn nên nấu chín vừa đủ, không hầm quá lâu.
7. Chanh là thực phẩm có tính kiềm
Nhiều người thường nghĩ rằng chanh có vị chua nên mang tính axit cực mạnh. Tuy nhiên, đây là loại quả được chuyển hóa thành tính kiềm khi đi vào bên trong cơ thể.
Nên rất nhiều người thường sử dụng chanh để phòng bệnh, hạn chế sự xâm nhập của virus, chống trào ngược, ợ chua, giảm đau hiệu quả…
Do đó nếu bạn cũng đang mắc các chứng về trào ngược, đau bao từ thì có thể sử dụng một cốc nước chanh ấm vào buổi sáng trước ăn sẽ giúp giảm triệu chứng rõ rệt.
8. Tỏi, hành, gừng giúp trung hòa axit
Mặc dù chỉ là các loại gia vị để giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn nhưng đây cũng là loại thực phẩm có tính kiềm cao cần được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia gừng, tỏi, hành giúp phòng chống ung thư, tăng miễn dịch, bổ sung tính kiềm cho cơ thể.
Có thể sử dụng các loại thực phẩm này trong xào, nấu, hầm, salad, gỏi,…
9. Thực phẩm giàu kiềm – Ớt chuông
Quả ớt chuông vốn là thực phẩm có giá trị cao đối với sức khỏe như cải thiện thị lực, chống lão hóa, phòng ung thư, hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2, tim mạch… Ngoài những tác dụng trên, đây cũng là thực phẩm chứa tính kiềm mạnh mẽ. Khi được đưa vào cơ thể, nó có tác dụng cân bằng độ pH, phòng bệnh dạ dày và bảo vệ đường ruột hiệu quả. Ớt chuông có thể sử dụng làm salad, xào, nấu vô cùng bắt mắt và ngon miệng.
10. Nước ion kiềm giàu Hydro là thực phẩm có tính kiềm cao
Xếp vào danh sách các loại thực phẩm có tính kiềm không thể bỏ qua nước ion kiềm giàu Hydro. Chúng ta có thể nghe nhắc đến loại nước này với nhiều tên gọi khác nhau như nước điện giải ion kiềm, nước Hydrogen, nước khoáng kiềm…
Đây là sản phẩm nước được tạo ra từ máy lọc nước điện giải với công nghệ điện phân cực kỳ tiên tiến. Nhờ vậy, nguồn nước được tạo ra mang tính kiềm tự nhiên, tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Để bổ sung hiệu quả tính kiềm cho cơ thể, người dùng nên uống nước điện giải ion trực tiếp tại vòi để độ kiềm vẫn được bảo toàn trọn vẹn. Chúng chứa tính kiềm tương tự với rau xanh như khác nhau ở việc rau xanh cần thực hiện chuyển hóa còn nước Hydrogen thì không. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lít nước ion kiềm sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe và phòng bệnh tối đa.
Trên đây là tác dụng và top 10 thực phẩm có tính kiềm được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Việc bổ sung các loại thực phẩm mang độ kiềm hóa cao không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn phòng bệnh vô cùng hiệu quả. Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và đưa những món ăn giàu kiềm vào trong thực đơn hằng ngày.
ALKALIFE.VN
- Địa chỉ: 99 Nguyễn Bá Khoản - Trung Hòa Cầu Giấy - Hà Nội
- Hotline:0943687381
- Website: alkalife.vn
Xem thêm